Danh Sách 10 Ngôi Đền Chùa Linh Thiêng Nổi Tiếng Tại Hà Nội

phu tay ho 1

Xen kẽ giữa sự tấp nập của thủ đô là những ngôi chùa lớn nhỏ có hàng trăm năm tuổi vẫn giữ được nét cổ kính, linh thiêng. Nhiều người tìm đến chùa như một cách để khiến tâm hồn trở nên thanh tịnh, nhẹ nhõm và an nhiên hơn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn top 10 ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội sau đây.

1. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ được biết đến là một trong những ngôi đền linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất ở Thủ đô. Đây là nơi cầu tài lộc, may mắn, bình an dịp đầu năm mới của rất nhiều người dân Thủ đô. Nơi này luôn tấp nập du khách thập phương vào mỗi ngày mùng 1 đầu tháng hay rằm.

Từ ngoài nhìn vào, ấn tượng đầu tiên sẽ là 3 nếp tam tòa thánh mẫu, trong đó Phủ Tây Hồ là lớn nhất. Ngoài ra, còn một số điện, cung như lầu Cậu, hậu cung, điện Sơn Trang, lầu Cô,…. Đặc biệt, nổi bật là bức đại tự “Thiên tiên trắc giáng” cùng bức hoành phi “mẫu nghi thiên hạ” để bày tỏ tấm lòng thành kính với công chúa Liễu Hạnh.

Không chỉ vậy, khi đến Phủ Tây Hồ nhiều du khách sẽ bị choáng ngợp với sự rộng lớn, công phu trong từng chi tiết của ngôi đền. Phần thờ phủ sẽ ứng với 3 nếp của tam quan. Lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan. Lớp thứ hai thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu. Lớp thứ ba thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Tượng mẫu sẽ ở vị trí cao nhất, nét mặt sáng ngời và rạng rỡ giúp ban phước lành và may mắn cho mọi nhà.

2. Chùa Quán Sứ

Không chỉ là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ còn được coi là một phần không thể thiếu của Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 15 dưới thời vua Lê Thế Tông để tiếp đón các sứ thần từ Thăng Long.

Chùa Quán Sứ

Khi đến chùa, bạn sẽ thấy tam quan chùa có 3 tầng mái, giữa là chuông. Đi qua tam quan sẽ là sân rộng, lên 11 bậc là chính điện cao, bao quanh là hành lang. Điện Phật lớn được thiếp vàng lồng lẫy bày trang nghiêm. Đi vào trong là dãy nhà thu viện, giảng đường, tăng phòng và nhà khách. Đặc biệt, tên chùa và nhiều câu đối trong chùa được biết bằng chữ quốc ngữ. Ngoài ra,  phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng được đặt tại đây.

3. Chùa Trấn Quốc

Ngôi chùa này tọa lại trên một bán đảo nhỏ phía đông bắc Hồ Tây, là chốn cửa phật linh thiêng nhất định phải đến mỗi dịp đầu năm mới. Với địa thế đẹp, người dân không chỉ đến đây hành lễ mà còn để ngắm cảnh và tận hưởng cảm giác ngao du non nước.

Chùa có nhiều tượng Phật giá trị, vườn tháp cổ u tích và tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa Trấn Quốc được xây dựng vào năm 541 tại thời Tiền Lý. Đến khoảng thế kỷ 17 chúa Trinh cho đắp đê Cố Ngự nối đảo Kim Ngưu nên chùa đã đổi tên thành chùa Trấn Quốc dưới đời vua Lê Hy Tông. Ý nghĩa là giúp người dân xua đi thiên tai, mang lại cuộc sống bình yên cho mỗi người dân.

Chùa Trấn Quốc

4. Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh hay còn được gọi là đền Trấn Vũ, nằm ở vị trí đẹp và là nơi được nhiều người dân lựa chọn cúng lễ, cầu bình an dịp đầu xuân năm mới. Ngôi chùa được coi là một công trình nghệ thuật độc đáo với quả chuông đồng trên gác tam quan.

Khi bước vào đền, bạn sẽ ấn tượng bởi bốn cột trụ trang trí hình phượng hoàng đấu lưng nhau và 2 bức cổ phong. Xung quanh là các cột trụ có câu đối đỏ. Khi bước vào trong bạn sẽ cảm nhận không gian cổ kính của cổng tam quan, sân và 3 lớp nhà tiền tế – trung tế – hậu cung. Nổi bật nhất đền là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đúc bằng đồng đen với chiều cao gần 4m và nặng 4 tấn trên tảng đá cẩm thạch cao hơn 1m. Đây được coi là công trình độc đáo, uy nghiêm, khẳng định được sự tài hoa, khéo léo trong kỹ thuật đúc đồng, tạc tượng của các nghệ nhân Việt Nam.

Đền Quán Thánh

5. Chùa Hà

Chùa Hà là ngôi chùa cổ kính được xây từ thời vua Lý Nhân Tông, có tên tự là Thánh Đức Tự. Chùa Hà cùng đình Bối Hà tạo nên cụm di tích là Đình – chùa Hà nổi tiếng. Nơi đây nổi tiếng để với cầu tình duyên nên được rất nhiều người lui tới. Ngoài ra, chùa Hà còn đang thờ nhiều thần phật như Đức Thánh Hiền, Đức Ông, các vị Phật và tam tòa Thánh mẫu. Nhiều người đến với chùa Hà tin rằng các vị thần sẽ mang bình an, thuận lợi và tình duyên trọn vẹn khi thành tâm khấn bái.

Chùa Hà

6. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn gọi là chùa Sở, được Bộ Văn hóa – thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia từ năm 1988. Với kiến trúc cổ kính, thanh tinh và nổi tiếng về dâng sao giải hạn đầu năm nên mỗi dịp năm mới hay mùng 1, ngày rằm thì chùa lại có rất đông du khách đến đây.

Chùa Phúc Khánh có nhiều công trình kiến trúc thờ Phật truyền thống. Các công trình thờ Phật kiểu truyền thống gồm tam quan mở 3 cửa vòm, trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau tam quan sẽ là sân chùa. Phật điện sẽ gồm Tiền đường, hậu cung, trong đó tiền đường có 5 gian, hậu cung gồm 3 gian. Bài trí thờ tự trong chùa bố trí từ ngoài vào trong, Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Hậu cung đặt tượng Cửu Long, 2 bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế.

Chùa Phúc Khánh

7. Chùa Bia Bà La Khê

Chùa Bia Bà La Khê là di tích văn hóa làng La Khê, quận Hà Đông. Cụm di tích gồm đình La Khê và chùa Diên Khánh, Võ Quận Linh từ tại chùa Ngòi. Chùa Bia Bà La Khê được xây dựng từ đầu thế kỷ 17 và tu bổ lớn vào thế kỷ 18. Đình thờ 2 vị thành hoàng là Hắc Diện đại vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa. Theo truyền thuyết, đây là 2 vị đã giúp dân trừ ác, có nước để cày cấy chăn nuôi.

Chùa có diện tích 8.000m2, quay theo hướng Nam, có tường bao quanh và giếng nước trước cửa. Đình lưu giữ 28 sắc phong của triệu đại quân chủ Việt Nam. Bia thánh sư thờ 10 vị người Trung đời Minh sang dạy dân làm lụa.

Chùa Bia Bà La Khê

8. Chùa Hương

Chùa Hương hay chùa Hương Sơn là quần thể di tích, văn hóa, tôn giáo nổi tiếng tại Việt Nam. Nơi đây gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, đền thờ thần, đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Nổi bật tại chùa Hương có động Hương Tích hay chùa Trong. Chùa được xây từ cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy trong kháng chiến chống Pháp năm 1947 rồi tiếp tục được xây dựng lại vào năm 1988.

Quần thể chùa Hương với nhiều công trình kiến trúc rải rác quanh thung lũng suối yến. Khu vực chính là chùa Ngoài hay chùa Trò. Tam quan chùa được cất trên 3 khoảng sân rộng có lát gạch, sân thứ 3 dựng tháp chuông với 3 tầng mái. Đây được coi là công trình cổ độc đáo.

Chùa Hương

Lễ hội chùa Hương thường bắt đầu từ đầu tháng Giêng âm lịch đến tháng 3 âm lịch. Nơi đây được mệnh danh là lễ hội nhất trời Nam bởi mỗi mùa lễ hội sẽ có hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về. Khi đến tham quan chùa Hương ở bất kỳ thời điểm nào cũng khiến bạn có một cảm xúc an yên khó tả.

9. Chùa Bà Đá

Chùa Bà Đá là điểm du lịch không được nhiều người biết đến do nằm ở vị trí khuất. Chùa được dựng từ năm 1056, có tên gọi khác là Linh Quang Tự, Sùng Khánh Tự. Tuy là một ngôi chùa nhỏ nhưng nơi đây lại có cảnh quan đẹp với nhiều tượng gỗ. Hiện nay, chùa được coi là trụ sở chính của thành hội Phật Giáo Hà Nội.

Dù năm trong ngõ nhỏ giữa lòng thành phố đông đúc, nhưng chùa Bà Đá lại mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng. Tiền đường được xây dựng theo kiểu chữ nhất, trung xây theo chữ đinh và nối liền với nhau tạo nên khối kiến trúc vuông vắn và thoáng đẹp. Đặc biệt, mái hiên thấp được đỡ bằng bốn chiếc cột đá có kích thước khiêm nhường, tương xứng.

Chùa Bà Đá

10. Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên có kiến trúc hàng trăm năm tuổi, chạm khắc gỗ vô cùng độc đáo, giúp toát lên vẻ linh thiêng và uy nghiêm. Chùa có diện tích rộng, không gian yên tĩnh nên rất thích hợp để tĩnh tâm. Chùa Kim Liên có ảnh hưởng từ nguồn cội là vị trí cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý nên mang đượm vẻ cung đình. Cố cục chùa gồm 1 trục đối xứng từ tam quan đến nhà tổ. Ba lớp chùa liên kết với nhau bằng tường gạch để trần có trổ cửa sổ trong lồng chữ Phật.

Chùa Kim Liên

Có thể thấy, dù ở thủ đô đông đúc nhưng vẫn có những nơi đầy linh thiêng và yên tĩnh. Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội. Hãy đến những ngôi chùa này để cầu bình an và những điều tốt đẹp nhất cho gia đình.